Cây thuốc - Vị thuốc
Tin tức
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen
Xác định hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV từ cây xạ đen Lá ...
 
Hướng dẫn cách làm mặt nạ tinh bột nghệ để làm đẹp
Nghệ là một loại thực phẩm không những tốt cho sức khỏe, phòng và điều trị ...
 
Bản đồ chỉ dẫn đường đi đến Dược Liệu Sài Gòn
35/21B5 Trần Đình Xu, P. Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM ...
 
Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
Cây xạ đen được nhiều người biết đến là “thần dược” trong phòng ngừa và hỗ ...
 
Cây xạ đen hỗ trợ chế ngự u xơ tử cung, u nang buồng trứng
Ngoài công dụng với bệnh nhân ung thư, cây xạ đen còn được biết đến là ...
 
Mật ong - Tinh nghệ vàng cho làn da trắng hồng
Có lẽ không có loại nguyên liệu nào vừa phát huy tác dụng dưỡng ẩm, vừa ...
 
Tác dụng điều trị u xơ tử cung từ cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc được nhân dân ta thường dùng để điều trị ...
 
Những thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể
Nghệ, tỏi, trà, mật ong, khoai lang, rau xanh đậm, trái cây màu sáng, sữa chua ...
 
Dược liệu sạch hướng đi tất yếu
Thời gian gần đây, nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu, nguy cơ về dược liệu ...
 
Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý mà dân gian đã lưu truyền từ ...
 
Kỹ thuật trồng nghệ vàng
Cây nghệ vàng là cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ ...
 
Công dụng điều trị tóc bạc sớm, thiếu máu của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một loài cây dược liệu được đánh giá cao nhất trong ...
 
Tìm hiểu CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
Thân leo và lá của cây hà thủ ô được gọi là ‘Dạ giao đằng” (Herba ...
 
Trồng cây dược liệu - 8 vùng tập trung phát triển cây dược liệu
8 là số vùng tập trung phát triển các cây dược liệu tại Việt Nam đến ...
 
Tin tức

Trồng cây dược liệu - 8 vùng tập trung phát triển cây dược liệu




Cụ thể, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. 8 vùng trồng dược liệu cũng trùng khớp với cách phân chia địa lý của Việt Nam theo yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái. Điều này tạo điều kiện cho việc quản lý cũng như sản xuất, quy hoạch các vùng trồng dược liệu. Có thể thấy, với quyết định này, mỗi vùng miền, tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái, sẽ phát triển những loại cây dược liệu riêng biệt, hoặc trùng nhau, có thể phát triển ở quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 
Hình ảnh mang tính chất tham khảo

Có thể kể ra đây, vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới gồm Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ) sẽ phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Tam thất... với diện tích 2.250 ha.
Mô hình phát triển cây dược liệu Actiso giúp đời sống của bà con huyện Quảng Bạ (Hà Giang) ấm no hơn.

Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới gồm Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt) sẽ phát triển trồng 12 loài dược liệu, trong đó ưu tiên phát triển các loài Bạch truật, Đỗ trọng và Actisô,....
 
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ gồm Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn phát triển trồng 16 loài dược liệu với diện tích 4.600 ha; vùng Đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình phát triển trồng 20 loài dược liệu với diện tích 6.400 ha...


 Hình ảnh mang tính chất tham khảo

Trong rất nhiều loại dược liệu, Việt Nam phấn đấu quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.
 
Có thể thấy, tầm quan trọng của cây dược liệu trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, phấn đấu phát triển cây dược liệu thành một ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu, chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
 
8 vùng tập trung trồng dược liệu tại Việt Nam sẽ giúp công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên dược liệu, phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế được tốt hơn. Bên cạnh đó, công tác bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gien dược liệu quý, có giá trị, hướng tới việc giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc được nâng cao hơn.
 
Nước ta có tài nguyên cây thuốc rất phong phú, Nhưng thời gian qua, việc khai thác bừa bãi, không bảo tồn hợp lý đã và đang làm cho nguồn tài nguyên quý giá này ngày một cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, đã đến lúc cần phải có một chiến lược khai thác, nuôi trồng và chế biến hợp lý... mới có thể phát huy giá trị của nguồn tài nguyên quý báu này trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Và việc phát triển 8 vùng tập trung trồng dược liệu tại Việt Nam là một nỗ lực trong số đó.

                                                                                                                            Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Các bài viết khác
Trang 1/4: 1, 2, 3, 4  Sau


(*) Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.